Đang truy cập : 29
•Máy chủ tìm kiếm : 3
•Khách viếng thăm : 26
Hôm nay : 3293
Tháng hiện tại : 145290
Tổng lượt truy cập : 11033369
Tôi sinh ra và lớn lên từ một miền quê nghèo khó, người dân quê tôi đầu tắt mặt tối quanh năm suốt tháng, tạo tần lam lũ, khuôn vai ghánh những nhọc nhằn sớm hôm mà cái đói cái nghèo cứ giéo giắt đeo dẳng trên mỗi ngôi nhà, trên mỗi tấm thân gầy của những người mẹ, người cha.
Hè này bà vợ dẫn mấy đứa nhỏ đi nghỉ ở Italia, tôi ở nhà làm nhiệm vụ trông cửa hàng và nhà cửa. Biết tôi lọ mọ một mình, ông bạn chủ quán ở trung tâm thành phố, cứ đến tầm khuya điện cho tôi lên quán cùng nhậu cho khí thế. Mang tiếng nhà cũng ở phố nhớn, cách trung tâm thành phố chỉ năm, mười phút ôtô chạy, ấy vậy mà mấy năm nay tôi cũng không có thời gian, thăm thú thành phố vào ban đêm.
Sắp đến giờ đưa ma, sân nhà đám ồn ào. Người khóc, người nói, người quát tháo. Họ đang tất bật dẹp chỗ lấy lối đưa quan tài ra. Ngoài ngõ thì thoáng hơn. Gió nhè nhẹ. Không khí mát hơn, dễ thở hơn. Các đoàn thể lần lượt xếp thành hàng ngũ trước linh cữu. Mỗi người một việc: Người cầm vòng hoa, người cầm biển tang, người đánh trống con, trống cái…
Như thường lệ, về đến nhà là bao giờ hắn cũng ngồi ở phòng khách nghỉ một lúc. Hắn rút thuốc lá ra châm lửa. Rít một hơi, hắn thấy trong người thư thái, dễ chịu, trạng thái căng thẳng sau một buổi làm việc nhẹ đi hẳn.
Sống trên đảo thật khó khăn, thiếu thốn. Rau xanh không có, chỉ cá là dồi dào, đủ mọi loại cá được biến thành những món ăn khoái khẩu, nhưng ăn nhiều không có rau xanh vẫn thấy người khó chịu. Hầu hết đều bị phù, đành phải dùng B1 cho đủ vi chất trong người. Mặc dù thế, chúng tôi vẫn bám trụ vững vàng nơi tuyến đầu Tổ quốc.
Ngày ấy, dòng sông này trong veo mát lạnh, là nơi hội tụ của lũ chúng tôi - đội hình xếp hàng thứ ba sau ma và quỷ - vào những buổi trưa hè oi bức, ngột ngạt. Đôi bờ sông uốn cong mềm mại, một rặng dừa xanh nghiêng mình soi bóng nước, đẹp mê ly.
Ánh trăng non treo ngang những dãy núi xa xa, bên kia thung lũng là những ngọn đèn héo hắt của nông trường bộ. Dòng suối dưới chân đồi mờ mờ, róch rách chảy, như bản tình ca bất tận của núi rừng Tây nguyên. Người con gái có vẻ hơi lạnh, nép chặt vào lòng người con trai.
Người đàn bà của bố đẹp hơn mẹ tôi. Tình cờ, tôi đọc được email trong máy tính của bố: Hôm qua, em bảo họ chở bộ giàn trả lại cửa hàng. Anh đừng cầu kỳ thế, cái máy SONY của em vẫn chạy tốt. Mà em vốn chỉ thích nghe nhạc nhỏ thôi, những lúc về đêm. Tahomatic hay nhạc Trịnh. Cái man mác, cái réo rắt thấu lòng của giai điệu và ca từ cho em thấy cuộc đời này dẫu buồn nhưng sâu lắng, thấm thía kỳ lạ.
Lão Tụ nằm lăn đùng ra đất, miệng há hốc, mắt trợn ngược. Lão chẳng nói được câu nào nữa. Chỉ chốc lát, chân tay cũng hết giãy giụa. Đĩa thịt trâu chỉ còn vài miếng văng ra lẫn vào rơm rạ. Ai nấy lao vào cứu chẳng kịp nữa rồi.
Lại hội ý. Bốn ngày, ba cuộc hội ý. Có giáo viên mong mãi được một ngày trống tiết, dự định đi thăm cha, thăm mẹ, thăm con ở xa, đành phải hoãn. Nghe chín tiếng trống, dù không lạ nhưng mọi người vẫn rùng mình, gật nảy, ngỡ có việc gì đột xuất.
Cứ sau tiết Thanh minh, trời trong sáng dần. Lúa chiêm trải qua thời kỳ con gái, chuyển sang đứng cái làm đòng, bắt đầu khai hoa, phơi màu, kết hạt. Năm nào lúa trỗ đúng vào cữ này là nhà nông “múa tay trong bị”. Báo hiệu một vụ mùa “phong đăng hòa cốc”.
Rít một hơi thuốc lào, ngửa cổ nhìn đám khói đang bay lơ lửng trong gian nhà quạnh vắng, lão Tơn lơ đãng… Mình thì khốn nạn đã đành, còn có người sướng mà cũng không biết sướng…
Hắn cầm vấu có bảy cánh ở đằng chuôi, giống như bảy cánh ở đuôi một quả bom rồi buông thả tay xuống nền đất mặn, cạnh lỗ ở của mấy chú còng còng. Quả vẹt cắm phập vào đất ngập một phần ba từ chỗ mũi nhọn đến phần phình to nhất. Rồi dùng ngón tay trỏ, vừa chỉ, vừa đếm như một con cò mổ. Tính xem còn bao nhiêu gốc trên triền sông- nơi mà năm xưa người ta gọi là: rừng vẹt Kiên Trung. Đếm xong hắn cười to rồi bỏ đi.
Làng tôi được cắt làm đôi bởi một nhánh con sông Đáy. Nối hai bờ là cây cầu gỗ, vồng lên rất cổ kính. Cạnh, nam mố cầu là nhà Đòn, để trống kèn, đòn khiêng phục vụ ma chay của làng. Lùi sâu vào trong miếu thờ nằm lọt thỏm dưới những tán lá và rễ cây si già.
Trong chiến dịch CQ 88 ngày 14/3 đã có 73 đồng đội của chúng tôi hy sinh để giữ vững chủ quyền Tổ Quốc, tôi cũng từng đến tham gia và vừa mới trở lại đảo; chả lẽ chúng tôi không bằng họ hay sao? Anh em chúng tôi, nhất loạt vào vị trí chiến đấu. Đạn AK đã lên nòng, súng cao xạ 12,7 ly cũng hướng về phía mục tiêu sẵn sàng nhả đạn...
Hơn 50 năm đã qua kể từ khi xảy ra các sự việc mà tôi kể sau đây. Các nhân vật trong câu chuyện đều có thật nhưng đến nay người thì đã về cõi vĩnh hằng, người thì đang nghỉ ngơi ở một địa phương nào đó khó tìm gặp . Các địa danh, phiên hiệu đơn vị hồi ấy ,nay cũng đã thay đổi,giải thể. Nhưng, thứ còn lại quý báu hơn cả là Bản hùng ca bất tử tấu lên từ bí mật của Biển
Quê cũ... Sao tôi vẫn hoài nhớ về nơi đó. Khi những buổi chiều mắc giữa dòng người xe. Những đêm khuya không gặp giấc ngủ. Nhưng nỗi buồn không duyên cớ. Và quê cũ hiện về , giữa những khoảng trống rỗng, như vỗ về, an ủi đứa con xa…
Mồ hôi nhễ nhại, người cúi gập xuống, nó gò gẵng kéo chiếc xe đi ngược lên con dốc. Chiếc xe của nó có lòng hẹp và dài, có hai bánh ở giữa thùng xe còn hai cái càng thì dài ngoẵng; loại xe này bây giờ ít người còn dùng nữa, vì nó cồng kềnh, bất tiện, đã thế lại còn kêu cót ca cót két nghe rất khó chịu.
Y là người vô duyên! Điều này do chính mồm y nói ra. Dù rằng y đang là một hiệu trưởng trường Trung học cơ sở- cách nói văn hoa của các nhà cải cách giáo dục để chỉ trường cấp hai ngày xưa.
Năm 1792, vua Quang Trung - Nguyễn Huệ đột ngột qua đời. Con trai là Nguyễn Quang Toản lên kế vị ngôi vương, lấy niên hiệu Cảnh Thịnh. Toản còn đang tuổi vị thành niên, chưa bộc lộ một chút tài năng điều hành triều chính. Nội bộ nhà Tây Sơn bắt đầu suy yếu nhanh chóng.